Các trại chăn nuôi heo thải ra lượng lớn nước thải độc hại, nếu không có biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp kịp thời. Sẽ ảnh hưởng nặng nề đến môi trường xung quanh và sức khỏe con người.
Ngày nay,các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo được áp dụng khá đa dạng, bao gồm sử dụng phân chuồng, công nghệ khí sinh học, xử lý hóa lý và hệ thống ao sinh học. Mục tiêu của những phương pháp này là kiểm soát mùi hôi và giảm thải ô nhiễm trong nước trước khi được xả ra môi trường bên ngoài.
1.Tại sao phải xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp
1.1 Sự gia tăng đáng kể về các hộ chăn nuôi
Hiện nay có rất nhiều hộ chăn nuôi gia súc với sự gia tăng đáng kể hằng năm ở vùng nông thôn khoảng 20% tại các trang trại và 80% phát sinh ở các hộ gia đình, trại quy mô nhỏ.
Do đó, ý thức trong việc xử lý nước thải chưa cao, thường thải trực tiếp vào ao hồ, hố phân hủy. Ngoài ra, vẫn thiếu sự quản lý từ các cơ quan quản lý chuồng trại.
1.2 Tác hại khó lường:
- Nước thải chứa nhiều chất độc hại như amoniac, nitrat, phosphat và vi khuẩn gây bệnh. Khi xả vào môi trường, những chất này gây ô nhiễm nước, làm suy giảm chất lượng nước và gây hại đến hệ sinh thái. Sự ô nhiễm nước cũng ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm và sông ngòi, gây nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng.
- Ngoài ra, nước thải từ chăn nuôi heo cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chính những con heo được nuôi. Điều này có thể dẫn đến các bệnh tật, giảm hiệu suất sản xuất và tăng chi phí y tế cho người nuôi heo.
- Cuối cùng, sức khỏe con người cũng bị ảnh hưởng do nước thải từ chăn nuôi heo. Việc tiếp xúc với nước thải có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và da, cũng như truyền nhiễm các bệnh từ vi khuẩn có trong nước thải.
2. Sơ lược về thành phần nước thải chăn nuôi heo
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp. Buộc phải hiểu rõ thành phần nước thải để có những biện pháp xử lý
2.1 Hợp chất hữu cơ:
Bao gồm protein, acid amin, chất béo, cellulose và thức ăn thừa, chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 70 – 80%, trong khi các hợp chất vô cơ như muối, ure, ammonium, cát và đất, chiếm phần còn lại, khoảng 20 – 30%.
2.2 Hàm lượng nitơ (N) và phospho (P):
Nitơ và phốt pho trong nước thải từ chăn nuôi heo thường rất cao. Điều này là do các loài gia súc và gia cầm không thể hấp thụ hoặc tiêu hao hết lượng N và P trong thức ăn, dẫn đến việc chúng được bài tiết ra ngoài qua phân và nước tiểu.
Trong quá trình xử lý nước thải chăn nuôi heo, hàm lượng N có thể dao động từ 571 đến 1026mg/lít, trong khi lượng P có thể từ 39 đến 94mg/lít.
2.3 Vi sinh vật gây bệnh
Vi sinh có hại là một thách thức lớn trong việc xử lý nước thải từ chăn nuôi heo. Trong chất thải, tồn tại nhiều loại vi khuẩn, virus, ấu trùng sán và các mầm bệnh khác có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
Điều này đặt ra yêu cầu cao cho các quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp để loại bỏ hoặc giảm thiểu sự hiện diện của những vi sinh vật này.
Vi sinh xử lý Nitơ MICROBE LIFT N1
Microbe-Lift N1 là một tổ hợp vi sinh môi trường chất lỏng được đánh giá cao về tính chuyên hóa nitơ. Sản phẩm này được thiết kế đặc biệt để kích thích, xây dựng và duy trì quá trình chuyển hóa nitơ trong các hệ thống xử lý nước thải. 1. Giới thiệu về…
3.Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi lợn
3.1 Phương pháp xử lý cơ học
Dùng song chắn rác và bể lắng sơ bộ để loại bỏ những chất rắn lớn khỏi nước thải chăn nuôi. Mục tiêu là tách chất rắn, cặn, phân khỏi nước thải bằng cách thu gom và phân riêng chúng. Có thể sử dụng ly tâm hoặc lọc. Lượng cặn lơ lửng trong nước thải chăn nuôi thường lớn, vì vậy có thể lắng sơ bộ trước khi xử lí tiếp. Cặn sau đó có thể ủ thành phân bón.
3.2 Phương pháp xử lý hóa lý
Phương pháp trên thường tốn nhiều thời gian và không hiệu quả với nước thải chứa nhiều chất hữu cơ và vô cơ nhỏ, cùng vi sinh vật nhỏ. Do đó, cần sử dụng phương pháp keo tụ với chất keo như phèn nhôm, phèn sắt kết hợp với polymer trợ keo tụ để tăng quá trình này.
Nguyên tắc: Các hạt keo tụ mang điện tích trái dấu so với các chất lơ lửng trong nước thải. Trong quá trình di chuyển, các hạt này liên kết thành bông cặn lớn hơn, dễ lắng xuống nước, giúp quá trình lọc hiệu quả hơn.
3.3 Phương pháp xử lý sinh học
Dựa trên khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật có lợi trong môi trường hiếu khí hoặc kị khí. Chúng sử dụng chất hữu cơ và một số chất khoáng làm thức ăn và sản xuất năng lượng. Vi sinh vật hiếu khí, khị khí hoặc hiếm khí sẽ được sử dụng tùy thuộc vào thiết kế của các công trình xử lí nước thải như bể Aerotank, UASB.
Để có được hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo phù hợp với lượng nước thải phát ra hằng ngày, thành phần chủ yếu của nước thải và chi phí xây dựng, duy trì vận hành hệ thống (gồm các vật liệu lọc)
Khi đến với Môi Trường Xuyên Việt sẽ được đảm bảo các tiêu chí sau:
- Đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm
- Nhân viên thi công chỉn chu, tận tâm
- Hàng hóa đảm bảo các nguồn vật liệu lọc đầy đủ CO-CQ và luôn có sẵn tại kho với số lượng lớn
Thông tin liên hệ
03.018.135 – 0918.280.905
Email : moitruongxuyenviet@gmail.com
Địa chỉ Xuyên Việt: 537/18/4 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM
(Địa chỉ cũ: B30 Khu Biệt Thự An Lộc, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM)
Địa chỉ kho hàng: 11A đường TL43, phường Thạnh
Xuyên Việt cần tìm đại lý & cộng tác viên trên toàn quốc phân phối các sản phẩm vật liệu lọc chính hãng với nguồn hàng được nhập hoàn toàn trực tiếp từ nhà sản xuất.
✅ Chiết khấu cao, lợi nhuận hấp dẫn.
✅ Hỗ trợ đổi hàng, trả hàng nên không lo tồn kho, đọng vốn.
✅ Hỗ trợ chuyển khách hàng ở khu vực đại lý.
✅ Hỗ trợ hình ảnh, đào tạo, hướng dẫn,….
✅ Miễn phí vận chuyển toàn quốc.
Đăng ký mở đại lý hoặc nhận báo giá tốt nhất tại đây!
Sản phẩm than hoạt tính
Than hoạt tính tổ ong lọc khí (than rubik)- khử mùi công nghiệp
Than hoạt tính modi Ấn Độ Dạng Hạt 816
Than hoạt tính Ấn Độ Kalimati | dạng hạt
Than Nướng BBQ Không Khói
Than Hoạt Tính Trà Bắc TB325 dạng bột – Cao Cấp
Than hoạt tính gáo dừa xuất khẩu BG – dạng bột
Than hoạt tính Indiac Ấn Độ | dạng hạt
Than hoạt tính gáo dừa xuất khẩu BG – dạng viên